Bảng xếp hạng bóng đá thế giới mới nhất-Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (Lượt xem: 745)
hợp tác trao đổi
vị trí của bạn:Bảng xếp hạng bóng đá thế giới mới nhất > hợp tác trao đổi > Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (Lượt xem: 745)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (Lượt xem: 745)
ngày phát hành:2023-09-18 14:03    Số lần nhấp:193
Sáng ngày 17/8, trong khuôn khổ Chương trình Phiên họp 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đa số đại biểu tán thành với việc mở rộng đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm; đề nghị nghiên cứu phương án tối ưu đối với vấn đề hưởng BHXH một lần. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Phiên họp 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần. Dự thảo Luật đưa ra 2 phương án về điều kiện hưởng BHXH 1 lần:

- Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH 1 lần đối với 2 nhóm người lao động khác nhau. Nhóm thứ nhất, đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Nhóm thứ 2, đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) thì không được nhận BHXH 1 lần (trừ các trường hợp đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành).

- Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết 1 phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Ý kiến Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho thấy, mỗi phương án Chính phủ đưa ra đều có ưu điểm,Cúp Liên đoàn bóng đá Bắc Mỹ nhược điểm nhất định. Ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng còn khác nhau. Do đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và vấn đề an sinh xã hội lâu dài, tác động nhất định đến tâm lý xã hội, người lao động, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ tiếp tục tham vấn, lấy ý kiến công chúng,hợp tác trao đổi đối tượng chịu tác động trực tiếp vấn đề này. Tiếp tục rà soát, cân nhắc thêm các phương án khác, đánh giá toàn diện về cả bối cảnh và điều kiện thực tiễn về đời sống, tâm lý của người lao động, dư luận xã hội để quyết định việc đề xuất phương án theo hướng bảo đảm tốt nhất quyền lợi lâu dài của người lao động tham gia bảo hiểm nhưng cũng hài hòa với nguyên tắc đóng - hưởng, có chia sẻ của BHXH.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, cần nghiên cứu tích hợp, sử dụng những mặt tốt nhất của hai phương án này để đưa ra 1 phương án. Theo đó, với những người tham gia sau khi Luật này có hiệu lực thì không được rút BHXH 1 lần khi đang trong độ tuổi. Còn với người tham gia trước khi Luật có hiệu lực thì vẫn được rút BHXH 1 lần nhưng chỉ được rút 1 phần, phần còn lại được tích lũy, lưu lại trong hệ thống BHXH. Như vậy, người lao động vừa giải quyết được khó khăn trước mắt, vừa có thể quay trở lại hệ thống và tham gia đóng, để mạng lưới an sinh không bị thủng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, yêu cầu của Luật hiện hành và sửa đổi là phải hạch toán độc lập theo từng quỹ thành phần. Nếu áp dụng quy định này, thì quỹ BHXH đóng BHYT cho người lao động bảo lưu thì lấy từ quỹ thành phần nào cần phải làm rõ, không thể nói chung chung là quỹ BHXH. Bên cạnh đó, cần làm rõ thêm mức tiền đóng BHYT căn cứ trên mức tiền lương nào, tiền lương trước khi nghỉ việc của người lao động hay lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng và mức đóng BHYT như thế nào. Quy định này có làm giảm động lực tiếp tục tham gia thị trường lao động để đóng BHXH bắt buộc hay không, có làm giảm động lực tham gia BHXH tự nguyện của người lao động không./.

Nguồn TTX Việt Nam